NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Trước khi thành lập công ty hay doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến thủ tục pháp lý để thành lập công ty kinh doanh hợp pháp. Đầu tiên chúng ta cần xác định loại hình doanh nghiệp, tên công ty, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ công ty, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật….

Hệ thống pháp luật của Việt Nam có rất nhiều nghị định, văn bản luật pháp, thông tư hướng dẫn quy trình thủ tục thành lập công ty. Nhưng số lượng văn bản pháp lý tương đối nhiều đặc thù hay được sửa đổi bổ sung, chính vì vậy nên nhiều khi chúng ta có thể hiểu sai hoặc không nắm bắt được.

những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp

Một số điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp.

Lựa chọn xác định loại hình doanh nghiệp:

  • Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp có từ 3 cá nhân hây tổ chức trở lên, công ty cổ phần sẽ không bị hạn chế số lượng cổ đông;
  • Doanh nghiệp tư nhân: loại hình doanh nghiệp này được định nghĩa là do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình;
  • Công ty TNHH một thành viên: loại hình công ty do một cá nhân hay một tổ chức làm chủ chịu tránh nghiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp;
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: loại hình công ty này sẽ có từ 2 – 50 thành viên góp vốn, cần phải xác định rõ số thành viên để có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp này, có thể là cá nhân hoặc tổ chức;
  • Công ty hợp danh: loại hình công ty này ít được lựa chọn vì có mặt hạn chế là chịu trách nghiệm vô hạn về tài sản của chủ công ty.

Địa chỉ kinh doanh, trụ sở của công ty.

Địa chỉ kinh doanh hay trụ sở của công ty chính là nơi giao dịch kinh doanh, mua bán thương mại, ký kết hợp đồng. vì vậy thành lập một doanh nghiệp chúng ta cần có một địa điểm đăng ký kinh doanh hợp pháp. Có quy định về nơi đặt trụ sở kinh doanh, vì vậy xác định ngành nghề kinh doanh và chọn một địa điểm đăng ký kinh doanh hợp lý.

Trụ sở chính của doanh là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, nằm tại lãnh thổ của Việt Nam. Có địa chỉ được ghi rõ ràng gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Doanh nghiệp phải thông báo rõ thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tên công ty, doanh nghiệp.

Đặt tên công ty hay doanh nghiệp cũng có nhiều quy tắc cần thực hiện đúng:

  • Phải được viết bằng tiếng việt (nếu viết bằng tên nước ngoài thì là tên được dịch từ tên tiếng việt sang tương ứng);
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng việt hoặc tên nước ngoài;
  • Không được đặt trùng tên hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp công ty khác đã đăng ký;
  • Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước đơn vị lực lượng vũ trang- nhân dân;
  • Tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp (trừ trường hợp được chấp thuận qua).

những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp.

Cần phải tình hiểu về ngành nghề kinh doanh thực tế có phù hợp với ngành nghề theo quy định của pháp luật (ngành nghề có thuộc danh mục cấm kinh doanh không? Ngành nghề kinh doanh có được phép kinh doanh tại trụ sở kinh doanh doanh không? Ngành nghề có phù hợp với quy hoạch quy hoạch phát triển của vùng kinh tế không?)

Đại diện pháp luật, giám đốc công ty.

Cần phải hiểu biết và nắm rõ được người đại diện pháp luật cho chính công ty mình. Đó chính là người đại diện cho doanh nghiệp để ký kết giấy tờ hợp đồng kinh doanh để có tính pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật.

Một số chức danh có thể làm đại diện pháp luật: Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị.

Người đại diện pháp luật nếu vắng mặt 30 ngày thì cần phải có người uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo đúng quy định. Người đại diện pháp luật phải thường trú tại Việt Nam.

Người đại diện pháp luật là người nước ngoài thì cần phải thường trú tại Việt Nam, đồng nghĩa phải có thẻ thường trú tại Việt Nam.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về việc cấp phép kinh doanh.

  1. Sở kế hoạch và Đầu tư tại nơi công ty đặt trụ sở chính;
  2. Công an tại địa phương;
  3. Cơ quan thuế có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  4. Ngân hàng mở tài khoản của doanh nghiệp;
  5. Thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ 3-5 ngày làm việc trừ ngày nghỉ,ngày lễ và ngày tết.

Trên đây là một số điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp mà Zen Office tổng hợp. Hy vọng với bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn được nhiều kiến thức bổ ích.

5/5 - (1 bình chọn)

Thông tin liên hệ:

Zalo/Hotline: 0904.79.1358
Tầng 10, Tòa nhà Việt Á, 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: (024) 3206 8990
Tầng 18, Tòa nhà CEO Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: (024) 3206 2366
Website: https://zenoffice.vn

, ,

Bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.