Phân biệt công ty và doanh nghiệp
Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng như Luật Doanh nghiệp chưa có khái niệm rõ ràng về công ty và doanh nghiệp khác nhau như thế nào? Có rất nhiều người lầm tưởng rằng hai thuật ngữ công ty và doanh nghiệp là một. Qua bài viết này, Zen Offiice sẽ giải đáp rõ thắc mắc trên.
Công ty là gì?
Công ty là một loại hình doanh nghiêp có ít nhất từ hai thành viên trở lên, trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận và cùng chịu thiệt hại tương ứng với phần góp vốn của mình.
Doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, tại Điều 4, khoản 10 có nêu rõ: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Từ hai khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rõ được công ty là một tập hợp con của doanh nghiệp. Công ty có một số đặc điểm sau:
- Công ty là một pháp nhân.
- Thành lập dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất chung giữa các thành viên.
- Công ty là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu chỉ có trách nhiệm hữu hạn với công ty.
- Số vốn góp hay cổ phần trong công ty hoàn toàn được phép chuyển nhượng.
Theo Luật Doanh nghiệp, có 2 loại hình công ty là Công ty trách nhiêm hữu hạn và công ty cổ phần. Công ty hợp danh không phải là công ty.
Còn nói đến doanh nghiệp là nói đến tập hợp những công ty có đặc điểm chung như sau: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân,…
Theo Luật Doanh nghiệp, có 5 mô hình doanh nghiệp sau:
- Hộ kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên.
- Công ty cổ phần.
- Công ty hợp danh.
→Như vậy, qua các phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định rằng khi nhắc đến công ty là nhắc đến công ty TNHH hoặc công ty cổ phần; chỉ nên dùng là doanh nghiệp khi muốn chỉ chung tất cả các công ty.
Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp cần những gì?
Để thành lập doanh nghiệp thuận lợi, các doanh nghiệp cần chuẩn bị những điều sau đây:
- Điều kiện chủ thể
- Có CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức…);
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
- Công ty TNHH một thành viên
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh.
- Đặt tên công ty/doanh nghiệp.
- Đặt tên công ty không được trùng hoặc có yếu tố gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp.
- Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư hay nhà tập thể. Đối với địa chỉ là nhà riêng thì không cần cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp, đặt trụ sở tại tòa nhà thương mại thì cần cung cấp thêm quyết định xây dựng dự án.
- Ngành nghề kinh doanh.
- Hiện nay, khi đăng ký giấy phép kinh doanh, các doanh nghiệp đăng ký đúng mã ngành quy định theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.
- Vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý. Không nên đăng ký quá thấp hoặc quá cao vì thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tương đối đơn giản, trong khi đó thủ tục giảm vốn điều lệ công ty lại tương đối nhiều điều kiện và cần thời gian nhất định.
- Các doanh nghiệp nên đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp thực tế để thuận trong giao dịch kinh doanh với đối tác, khách hàng, cơ quan thuế và các cơ quan ngân hàng để tiến hành thủ tục vay vốn.
Bạn có thể tham khảo thêm: https://zenoffice.vn/thu-tuc-va-chi-phi-thanh-lap-cong-ty-co-phan.html
Hy vọng những thủ tục pháp lý trên phần nào giải đáp được những thắc mắc của doanh nghiệp khi chuẩn bị thành lập. Nếu thủ tục quá khó khăn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Zen Office để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể tất cả thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp trọn gói với chi phí vố cùng ưu đãi.